Chống thấm trần, mái bằng tại Đà Nẵng

Nội dung chính

Chống thấm mái bằng được chia ra làm 2 loại theo mục đích sử dụng. Mái có thể đi lại ( chịu được ma sát, va đập như sân thượng ) và Mái không đi lại ( không chịu ma sát, va đập như nóc tum ) . Việc phân loại trên cũng dựa vào yếu tố giá. Giá thành chống thấm loại thứ nhất bao giờ cũng đắt hơn nhiều so với loại thứ hai. Nhiều đơn vị thi công thường nhập nhèm hai hình thức mái này để giảm giá thành, đánh tráo vật liệu. Đánh vào tâm lý “giá rẻ” của khách hàng.

Về lý thuyết, trong một ngôi nhà, hầu như chỗ nào cũng có thể bị thấm vì tác động của môi trường. Một chút nước đọng trên mái, mối nối của đinh vít lợp mái tôn, khe nút giữa khuôn cửa và tường… Khi đã có một lỗ nhỏ rò rỉ, thì chống thấm bắt đầu là một “hành trình gian nan”.

Đa số vật liệu xây dựng và hoàn thiện (bê tông, gạch ốp lát, ngói…) đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt và những khe nứt do chịu tác động của môi trường và quá trình thi công, sử dụng. Từ những “lỗ kim” ấy, dưới sự thay đổi của thời tiết sẽ có thể là khởi đầu của tình trạng thấm dột sau này. Vì vậy, cần lưu ý thêm một vài quan niệm trong sử dụng và thiết kế từ lúc định hình ý tưởng cơ bản của ngôi nhà.

– Các bề mặt tường tiếp xúc với hướng khí hậu khắc nghiệt nên dùng biện pháp che chắn, giảm bức xạ như tạo mảng cây xanh leo có kết hợp vòi phun nước giúp cho bề mặt tường không bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ.

– Cần lưu ý mái bằng thực chất là một mái dốc có độ dốc nhỏ chứ không phẳng ngang như… mặt bàn. Do đó phải tính toán phân thủy hợp lý với các khoảng đánh dốc không quá dài, bố trí nhiều rãnh và lỗ thu nước. Hạn chế các chướng ngại vật làm cản hướng thoát nước trên mái như cột trang trí, bồn hoa… Nhiều “khổ chủ” đã đúc kết rằng nếu đã làm mái bằng thì phải thường xuyên sử dụng mái bằng ấy, ví dụ như làm chỗ tập thể dục, trồng cây cảnh… Nếu không, thà lợp mái ngói hoặc tôn lên trên mái bằng còn hơn để trống, vừa đỡ phải chống thấm, vừa có thể chống nóng, giảm bụi.

– Trong xử lý chống thấm, có khoảng 50% liên quan đến đường ống cấp thoát nước. Chất lượng ống, quy cách thi công, xử lý mối nối… đều có thể sai sót gây thấm khó lường. Thậm chí, đường ống thoát nước ngưng tụ của máy lạnh dù chỉ là một đoạn ống D21 nhỏ xíu mà không tính toán từ đầu cũng gây thấm tường hoặc sàn rất khó chịu.

cach-chong-tham-tran-nha-hieu-qua.jpg

Hãy quan sát ngôi nhà truyền thống của cha ông thuở trước với bộ mái dốc đưa ra xa so với mặt nhà nên hầu như không phải chống thấm (chỉ chống dột khi vật liệu lợp mái như lá hoặc ngói bị hư mục cục bộ chỗ nào đó). Nhiều nhà biệt thự hiện nay ưa dùng là cách không làm seno chạy quanh mái nữa mà bố trí mái ngói thoát nước trực tiếp xa xung quanh sân vườn kiểu “giọt tranh hàng hiên” truyền thống. Tất nhiên, cách thoát nước này phải tính toán để không đưa nước sang nhà bên cạnh hoặc nước tạt theo gió vào nhà.

Chuyện chống thấm cơ bản phải dựa trên sự phối hợp đồng bộ và căn cơ ngay từ đầu giữa các phần thiết kế, lựa chọn chủng loại vật liệu, kỹ thuật thi công, quá trình sử dụng và bảo trì, bảo dưỡng công trình. Một số không gian tiếp xúc nước thường xuyên như hồ (bể) chứa nước, hồ bơi, sàn vệ sinh, máy giặt, hồn hoa, sân thượng không có mái che, ban công… chắc chắn khả năng bị thấm sẽ cao hơn những khu vực khác trong nhà. Thấm từ trên xuống là chuyện ai cũng biết, nhưng lại còn có cả thấm ngược từ dưới nền nhà lên do tính toán chống thấm chân tường không tốt. Rồi thấm vách tầng hầm, thấm ngang bên hông do giữa hai nhà có khe hở, thấm do lỗ giàn giáo xây xong rút đi…

Thấm đôi khi cũng rất oái ăm khi ta thấy dưới trần loang lổ, nhưng lên sàn trên chẳng tìm ra đầu mối. Thấm chỗ này nhưng phải chống chỗ kia, hoặc thấm chỉ một chỗ mà phải chống toàn bộ là chuyện thường hay gặp. Và quan trọng hơn, chống thấm phải tính từ lúc thiết kế, từ lúc làm phần thô chứ không phải chờ đến lúc bị thấm mới lo đi chống.

Một công đôi ba lợi

Hiệu quả của giải pháp chống thấm – nếu cân nhắc từ đầu – sẽ đồng thời đem lại tác dụng nhiều mặt: chống thấm dột, chống nóng, chống ồn và cả chống lún nứt. Việc đúc sàn mái hai lớp, kê tấm đan có khoảng đệm khí ở giữa, lợp mái dốc để “đậy” mái bằng, dùng sàn thép hoặc gỗ làm mặt kê bên trên… đều giảm thiểu được tác dụng của mưa nắng trực tiếp, tức là kiêm luôn chống nóng và chống nứt kết cấu mái. Đối với tường ngoài, nếu có thể, nên xây tường dày hai lớp, có lớp cách nhiệt ở giữa cũng là kết hợp giảm nóng. Nên dùng gạch xây đúng tiêu chuẩn. Chất lượng, chủng loại, xuất xứ của gạch xây cũng rất quan trọng để tránh tường bị xuống cấp nhanh. Tại các mối nối hoặc liên kết giữa tường và cửa phải đảm bảo cấu tạo có gờ hoặc chỉ viền bảo vệ.

Đối với phần công trình ngầm thì giải pháp “ăn chắc mặc bền” luôn tỏ ra hiệu quả hơn cả. Hiện nay đang phổ biến cách xây một hồ chứa ngầm bằng gạch thẻ, ngâm nước xi măng và tô trát kỹ, sau đó đặt bồn chứa nước vào bên trong, trên mặt đậy nắp đan bê tông có chốt mở và bơm hút để bảo dưỡng súc rửa định kỳ. Cách làm này là để tránh thấm đúng hơn là chống thấm. Tất nhiên, cách này tốn kém nhưng bù lại, an toàn và vệ sinh hơn nhiều, lại không choán diện tích. Trường hợp nhà xây trên nền đất yếu thì nền tầng một nên đổ bê tông chất lượng cao để vừa chống thấm ngược hoặc thấm xung quanh do nước ngầm, vừa chống được việc lún sụp nên khi nhà bên cạnh thi công hoặc xe chạy bên ngoài gây chấn động.

  Thực tế nhiều năm thi công chống thấm. Chúng tôi nhận thấy chống thấm mái thường không hiệu quả khi dùng vật liệu ( Không chịu được ma sát, va đập ) Lý do là vì mái nhà sau khi đưa vào sử dụng một vài năm bao giờ cũng xuất hiện nhiều vết nứt, gãy (Do kết cấu không ổn định). Chính tại các vết nứt này nước mới thẩm thấu xuống dưới gây nên thấm dột.

chong tham san

Nứt sàn, trần, mái bằng

Mái bằng có ưu điểm có ưu điểm tạo được sàn có thể để các cấu kiện, vật dụng khác trên mái (bể nước…), dễ di chuyển, thao tác trên mái khi có sự cố. Nên khi thi công chống thấm loại mái này. Chủ đầu tư cần chú ý vài yêu cầu cần có sau đây để có thể giám sát được công việc chống thấm “Nóc nhà” mình.

Yêu cầu chống thấm mái bằng:

  1. Về vật liệu chống thấm:
  • Bóng mịn, Kháng rêu và nấm mốc.
  • Là màng tự bảo vệ (self-protected) có khả năng chống tia cực tím (tia UV)
  • Có khả năng kháng axit, kháng kiềm, trơ với các phản ứng hóa học
  • Có khả năng chịu va đập, ma sát (khi chống thấm mái có thể đi lại)
  • Dùy trì hoạt tính chống thấm ở dải nhiệt dộ cao -10 – 90 C
  • Đặc biệt : vật liệu không gây độc, tuổi thọ lâu bền. Về thi công chống thấm:
  • Tùy từng loại vật liệu áp dụng mà có thể thi công chống thấm trên bề mặt gồ ghề hoặc phẳng. Tuy nhiên nhất thiết bề mặt thi công phải sạch không bám dính tạp chất: dầu, vữa non, bụi bẩn…vv
  • Trám bít các khe, kẽ nứt bằng keo phủ, keo trám khe ( Cần xác định rõ các vết nứt. Chỉ có thợ lành nghề mới làm tốt khâu này

Vật liệu chống thấm dạng màng được gia cổ

Thi công theo đúng hướng dẫn và chỉ định của loại vật liệu:

  • Đối với chống thấm dạng màng :
  • Cần làm khô bề mặt chống thấm,
  • Dùng đèn khò, khò đều để lớp màng tan chảy và bám dính thật tốt.
  • Biên độ chồng mí giữa mỗi lần tiếp giáp là 50 cm
  • Đối với chống thấm dạng lỏng: Tất cả bề mặt sau khi vệ sinh sạch sẽ phải được phun ướt nước tạo độ ẩm sau đó dùng các dụng cụ như chổi to bản hay bàn chải dầy để quét tạo thành một lớp màng có khả năng co giãn và chống thấm hiệu quả.
  • Đối với chống thấm dạng tinh thể nội, chống thấm dạng thẩm thấu: cần dùng máy phun áp lực để phân bố lớp màng chống thấm cho thật đều.

 

Chống thấm kém, vết nứt xuất hiện ở nhiều nơi

Về bảo hành: Vì mái là bộ phận quan trọng. Khi chống thấm lại sẽ mất rất nhiều phí tổn. Nên thời gian bảo hành cần có từ 10 – 15 năm. Chủ đầu tư cần chú ý đến loại vật liệu đem áp dụng vì chất lượng của vật liệu đã quyết định tới 60 % tuổi thọ chống thấm của công trình.